Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

Bí quyết phỏng vấn thành công: nở nụ cười thật tươi

Hãy tỏ ra bạn là một người tự tin, chú ý tới ngôn ngữ cơ thể của bạn: nhìn thẳng, mắt nhìn vào mắt người phỏng vấn, và luôn mỉm cười. Tập trung tinh thần để lắng nghe một cách chính xác các câu hỏi của nhà Tuyển dụng để có thể đưa ra được những câu trả lời phù hợp – hay nhất: ngắn gọn đúng trọng tâm và chú ý chỉ được bắt đầu trả lời khi câu hỏi của nhà tuyển dụng chấm dứt cho dù bạn đã hiểu câu hỏi muốn hỏi gì và phải trả lời như thế nào.



  Thu thập thông tin nhà Tuyển dụng 

 Thông thường nếu không phải công ty mới thành lập thì công ty đó sẽ có website, trên web sẽ có phần giới thiệu về lịch xử hình thành, cũng như các sản phẩm dịch vụ mà công ty cung cấp. Nhà tuyển dụng sẽ rất hài lòng nếu bạn biết họ là ai, họ làm gì … Hãy tìm hiểu xem thể loại của buổi phỏng vấn đó là gì, có bao nhiêu người phỏng vấn và bao nhiêu ứng viên, có làm bài test không hay chỉ phỏng vấn trực tiếp. 



  Chuẩn bị câu hỏi

Hãy chuẩn bị một danh sách những câu hỏi nhà Tuyển dụng có thể hỏi, và bạn hãy tập trả lời những câu hỏi ấy để có sự chủ động nhất định và cũng không thể thiếu những điều mà bạn muốn nói, muốn thể hiện trong buổi phỏng vấn. Các câu hỏi về cuộc sống hàng ngày của bạn cũng có thể xuất hiện trong buổi phỏng vấn (ví dụ, tại sao bạn lại chọn trường đại học này?). Một số câu hỏi thông dụng - Tại sao bạn lại quan tâm đến công việc này? - Thời gian bạn muốn làm việc vào hè này? Khi nào bạn có thể bắt đầu và khi nào phải trở lại trường học? - Bạn rảnh vào khoảng thời gian nào trong ngày và có thể làm việc bao nhiêu giờ mỗi tuần? - Bạn đã từng tham gia các hoạt động Xã hội hay từng đi làm những công việc tương tự chưa? - Bạn có kế hoạch nghỉ hè riêng cho bản thân chưa? 

  Hãy nở nụ cười thật tươi trong buổi phỏng vấn

Hãy tỏ ra bạn là một người tự tin, chú ý tới ngôn ngữ cơ thể của bạn: nhìn thẳng, mắt nhìn vào mắt người phỏng vấn, và luôn mỉm cười. Tập trung tinh thần để lắng nghe một cách chính xác các câu hỏi của nhà Tuyển dụng để có thể đưa ra được những câu trả lời phù hợp – hay nhất: ngắn gọn đúng trọng tâm và chú ý chỉ được bắt đầu trả lời khi câu hỏi của nhà tuyển dụng chấm dứt cho dù bạn đã hiểu câu hỏi muốn hỏi gì và phải trả lời như thế nào. Với những câu hỏi khó, bạn không biết hay không chắc chắn thì không nên trả lời vội vàng, hoặc nói thẳng thừng là “em không biết”. Thay vào đó, bạn hãy nở nụ cười thật tươi. Một thủ thuật nhỏ là bạn hãy yêu cầu nhà Tuyển dụng nhắc lại câu hỏi “ thú vị” đó. Nhưng không phải để nghe lại câu hỏi mà là để lấy thêm thời gian tìm câu trả lời. Nếu bạn vẫn không trả lời được câu hỏi đó hãy khéo léo nhờ người hỏi giải đáp giùm bằng một câu nói tế nhị, nhà tuyển dụng sẽ thấy tinh thần học hỏi, cầu tiến cũng như sự khéo léo của mình. 

  Nên có sự tương tác

Đặt câu hỏi cho nhà Tuyển dụng nếu được cho phép hay có nhiều thời gian. Hỏi những câu liên quan đến vị trí đang ứng tuyển, liên quan đến công ty, và cũng có thể là một chút về cá nhân người tuyển dụng. Không bao giờ được phép đặt những câu hỏi “xoáy” làm khó nhà Tuyển dụng. Không được nói dối. Nói dối là điều tối kỵ khi bạn tham gia phỏng vấn. Người phỏng vấn thường là người có kỹ năng sống cũng như kinh nghiệm nghề nghiệp nên sẽ có rất nhiều cách để có thể phát hiện ra bạn có nói dối hay không. Và nhớ một điều, hãy là chính bạn. Đừng cố gắng để bắt chước một ai đó. Người phỏng vấn muốn biết con người thật của bạn, một ứng cử viên tiềm năng mà họ đang mong muốn.

Luôn ghi nhớ lời cảm ơn 

 Sau buổi phỏng vấn hãy gửi thư cám ơn nhà tuyển dụng, bạn hãy thư giãn. Đừng quá lo lắng khi bạn không thể trả lời trôi chảy một số câu hỏi khó. Đó cũng chính là một trong những mục đích của người phỏng vấn – xem bạn có thể xử lý tốt tình huống khi có áp lực không. Và đừng quên gửi thư cám ơn nhà Tuyển dụng, nếu trong buổi phỏng vấn người phỏng vấn chia sẻ, giải thích cho bạn những kỹ năng, kinh nghiệm hay. Không tiếc gì một đoạn tin nhắn, hay một cái mail cảm ơn vì điều đó. Đó cũng là một lần bạn nhắc nhớ nhà tuyển dụng chú ý đến bạn.