Thứ Tư, 6 tháng 1, 2016

Thông minh hơn với phương pháp học hiệu quả

Đối với việc học, phương pháp học đóng vai trò rất quang trọng. Hãy chọn cách học tập chủ động và thông minh để làm chủ kiến thức và giúp tinh thần luôn thư thái, hứng thú với mỗi bài học để việc học hiệu quả hơn.




Phương pháp học nhóm

Học nhóm cũng như làm việc nhóm được xem là một trong những phương pháp học tập và làm việc hiệu quả.

15 tiêu chuẩn đánh giá khả năng làm việc nhóm:

Theo tiến sĩ M.Ballot thuộc trung tâm tư vấn việc làm ở Massachuset, có 15 tiêu chuẩn để đánh giá khả năng làm việc theo nhóm.

Lòng tin

Bạn có tin tưởng vào khả năng hoàn thành công việc của đồng nghiệp không? 

Bình tĩnh

Trong thời gian vô cùng gấp rút, bạn có khả năng giải quyết tình huống một cách bình tĩnh không? 

Tôn trọng

Ý kiến của đồng nghiệp có được bạn quan tâm không? Bạn có rút ra được những ý tưởng của bản thân từ những ý kiến đó? 

Hợp tác

Khả năng hoà nhập của bạn như thế nào với đồng nghiệp từ những lĩnh vực, khả năng, thậm chí quốc tịch khác nhau? 

Tổ chức

Bàn làm việc của bạn có gọn gàng không? Bạn có làm việc theo kế hoạch đã vạch?

Khả năng làm việc dưới áp lực

Bạn có phát huy được tốt nhất khả năng khi làm việc dưới áp lực không? 



Khả năng giao tiếp

Bạn thích tiếp xúc với nhiều người? Bạn luôn luôn thu hút được sự chú ý của mọi người trong mọi câu chuyện.

Khả năng kiểm soát tình huống

Khi một tình huống ngoài dự kiến xảy ra, bạn luôn luôn đưa ra được những bước cần thiết để giải quyết.

Khả năng thuyết phục

Bạn có đưa ra được những lý lẽ thích hợp để bảo vệ ý kiến của mình? 

Lạc quan

Bạn có luôn tin rằng mình có khả năng tìm ra giải pháp khi “bị dồn đến chân tường”? 

Trách nhiệm

Bạn luôn sẵn sàng tiên phong cho việc chung?

Kiên trì

Khi công việc đình trệ bạn sẽ cố gắng tiếp tục được bao lâu?

Quyết tâm

Bạn sẽ phản ứng như thế nào khi kết quả không được như mong muốn? Từ bỏ hay tìm một hướng giải quyết khác.

Nhạy bén

Bạn có dự tính được những tình huống khác nhau có thể xảy ra trong công việc? Bạn có khả năng giải quyết linh hoạt những tình huống đó không?

Lắng nghe

Bạn không ngắt lời đồng nghiệp khi họ đang muốn đưa ra ý kiến? Bạn có luôn khuyến khích mọi người đưa ra ý kiến của riêng mình?

Phương pháp thảo luận nhóm



<i>Mô hình 1: Phát biểu lần lượt</i>

Ưu điểm:

- Mọi thành viên đều có cơ hội phát biểu, tham gia

- Mọi người dễ biết về nhau hơn

Nhược điểm:

- Không khí tranh luận bị hạn chế

- Tạo tâm lý ít thoả mái với một số người

Đề nghị: Chỉ nên dùng lúc đầu, khi mọi người cần tự giới thiệu về mình; hoặc khi cần có ý kiến riêng của mỗi người khi không khí thảo luận quá trầm lắng.

Mô hình 2: Hội ý tay đôi

Ưu điểm:

- Hoàn thiện suy nghĩ cá nhân trước khi phát biểu

- Tạo ra không khí thảo luận dễ chịu

Nhược điểm: Một số người có thể không có cơ hội phát biểu

Đề nghị: Nên dùng trong giai đoạn đầu của thảo luận

Mô hình 3: Hoàn thiện từng bước

Ưu điểm:

- Hoàn thiện từng bước suy nghĩ cá nhân

- Tạo ra không khí thảo luận dễ chịu

Nhược điểm:

- Nhiều người có thể không có cơ hội phát biểu trước cả nhóm

- Mất nhiều thời gian

Đề nghị: Nên dùng trong trường hợp cần hoàn thiện một kết luận/quan điểm chung của nhóm.

Mô hình 4: Chia sẻ giữa các nhóm

 Ưu điểm: Giúp chia sẻ thông tin giữa các nhóm, cá nhân có thêm cơ hội biết nhiều người, được phát biểu nhiều hơn.